Hệ thống phòng ngự đặc hiệu có được khi cơ thể đã tiếp xúc với một vi sinh vật gây bệnh nào đó (do nhiễm trùng hoặc do dùng vacxin), sau đó có được sự đề kháng với vi sinh vật đó. Vậy sự tiếp xúc của cơ thể với vi sinh vật hay nói đúng hơn là vớicác kháng nguyên của vi sinh vật sẽ dẫn tới có được miễn dịch chống lại vi sinh vật đó. Vì lẽ này mà người ta gọi chúng là miễn dịch thu được hay miễn dịch đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu có 2 loại là miễn dịch dịch thể (kháng thể) và miễn dịch tế hào (lympho T). Chúng ta sẽ lần lượt đề cập tới 2 loại này.
Các cơ chế bảo vệ của kháng thể trong chống nhiễm trùng
Tất cả các cơ chế của kháng thể trong chống nhiễm trùng đều xuất phát từ chức năng cơ bản của kháng thể là kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên của các vi sinh vật. Sự kết hợp đặc hiệu này sẽ biểu hiện thành các cơ chế chống nhiễm trùng khác nhau:
Ngăn cản sự bám của các vỉ sinh vật vào các niêm mạc
IgA tiết (IgAs) thường gắn trên niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa. Kháng thể này có thể kết hợp đặc hiệu với các kháng nguyên vi sinh vật và ngăn cản vi sinh vật bám vào niêm mạc.
Trung hòa độc lực của virus, Rickettsia, ngoai độc tố và enzym
Các IgG, IgA và IgM khi kết hợp đặc hiệu với các kháng nguyên trên, đã làm cho các virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzym mất khả năng gây bệnh vì các vi sinh vật này không thể bám vào được vào các tế bào cảm thụ.
Làm tan các vi sinh vật
IgG và IgM khi kết hợp với kháng nguyên (là các vi sinh vật) đã hoạt hóa bổ thể dẫn tới làm tan các vi khuẩn Gram dương, virus và tiêu diệt các vi khuẩn Gram âm.
Ngưng kết các vỉ sinh vật, kết tủa các sản phẩm hòa tan của các vi sinh vật
Các IgG, IgA và IgM khi kết hợp vớicác vi sinh vật đã gây nên sự ngưng kết các vi sinh vật này. Các loại kháng thể trên khi kết hợp với các sản phẩm hòa tan của các vi sinh vật cũng gây nên sự kết tủa các sản phẩm này.
Làm tăng sự thực bào do sự opsonin hóa
Các IgG và IgM khi đã kết hợp với vi sinh vật và sản phẩm của chúng có thể hoạt hóa BT. Phức hợp miễn dịch này làm dễ dàng cho các tế bào thực bào bắt (opsonin hóa) và tiêu hóa các kháng nguyên, sở dĩ có hiện tượng này là do các tế bào thực bào có các phân tử tiếp nhận với Fc của IgG và C3b của BT.
Độc sát tế bào phụ thuộc vào kháng thể (ADCC: antibody-dependent cytotoxic cell)
Các tế bào null (một dạng tế bào lympho, nhưng không phải lympho B và T) có đặc tính gắn được Fc của IgG trên bề mặt của nó và phần Fab của kháng thể này vẫn có thể kết hợp đặc hiệu với các tế bào đích. Tế bào đích có thể là tế bào ung thư hoặc tế bào bị nhiễm virus với sự xuất hiện kháng nguyên đặc hiệu trên mặt tế bào. Hiện nay, tế bào NK được coi là tế bào null. Sự kết hợp này đã làm tan tế bào đích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét