Các vi sinh vật trên da và niêm mạc
Ở da chủ yếu là cầu khuẩn Gram dương, điển hình là các tụ cầu có ở một sốvùng nhất định của cơ thể, phần lớn ởda đầu, họng… Ngoài ra còn có các trực khuẩn Gram dương như Corynebacterium hoffmanii, Corynebacterium xerosis, Corynebacterium minussinum.
Các vi sinh vật ký sinh ở đường tiêu hóa
Vi sinh vật ký sinh ở miệng
Ở trong miệng khi có bã thức ăn, kèm theo có nhiệt độ thích hợp là điều kiện thuận lợi để cho một số vi sinh vật phát triển. Trẻ mới sinh được vài giờ thì trong miệng đã có những vi sinh vật của ngườimẹ, như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn sữa, trực khuẩn E. coli… Sau khi sinh từ 2 đến 5 ngày thì ởtrẻ đã có vi khuẩn giống như của người lớn. Trong miệng còn có một sốxoắn khuẩn.
Vi sinh vật trong dạ dày
Trong dạ dày bình thường pH rất thấp (pH = 2) nên có rất ít vi sinh vật, đó là những vi khuẩn từ miệng vào. Vì dạ dày có pH là acid nên vi khuẩn lao có thể sống được. Gần đây nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh có một loại xoắn khuẩn có tên gọi là Helicobactercó khả năng phát triển trong môi trường acid của dạ dày đặc biệt là vùng hang vị. Trong giống này, có Helicobacter pylori là vi khuẩn có khả năng gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
Vi sinh vật ở ruột
Trẻ em sau khi sinh được vài giờ đã có vi sinh vật trong ruột. Trẻ em nuôi bằng sữa mẹ, vi sinh vật thường là Bifidobacterium bifidumsau đó là E. coli.Đối vớitrẻ em nuôi bằng sữa bò thì vi sinh vật thường ở ruột có những loại như người lớn.
Do cấu trúc và chức năng của từng đoạn ruột có khác nhau nên số lượng cũng như chủng loại vi sinh vật cũng khác nhau. Ở ruột già có khoảng 70% là E. Colirồi đến trực khuẩn Proteus,cầu khuẩn đường ruột; trực khuẩn có vỏ, sinh hơi như Klebsiella, Enterobacter và một sốvi khuẩn kỵ khí
Vi sinh vật ở đường hô hấp
Vi sinh vật ở mũi
Ở mũi có nhiều trực khuẩn giả bạch hầu và tụ cầu, đáng chú ý là tụ cầu vàng. Có đến 20 – 50% người lành mang tụ cầu vàng trong mũi và tỷ lệ này còn cao hơn nữa ởnhững người làm việc ở trong bệnh viện.
Vi sinh vật ở họng mũi
Ở hầu thì vi sinh vật về chủng loại và sốlượng khá phong phú do từ miệng lan truyền như phế cầu, s. viridans, H. influenzae, Nesseriahoại sinh…
Vi sinh vật ở khí quản và phế quản
Do cấu tạo sinh lý có niêm dịch, đại thực bào nên ở đường hô hấp dưới thường không có vi sinh vật.
Vi sinh vật ở bộ máy sinh dục, tiết niệu
Trong điều kiện bình thưòng, chỉ có bên ngoài bộ máy sinh dục, tiết niệu mới có vi sinh vật. Nam giới thường có Mycobacterium smegmatis; lỗ niệu đạo có tụ cầu, trực khuẩn Gram âm. Nữ giới, có thể có tạ cầu, trực khuẩn giả bạch hầu, cầu khuẩn đường ruột, trực khuẩn E. Colivà thường không có vi sinh vật gây bệnh.Trong âm đạo của thiếu nữ khi dịch tiết ra hơi kiềm thì có tụ cầu và trực khuẩn giả bạch hầu. Đến tuổi có kinh nguyệt, dịch tiết ra là acid thì vi sinh vật thưòng gặp là trực khuẩn Lactobacillus hay trực khuẩn Doderlein.
Vi sinh vật ở niêm mạc mắt
Niêm mạc mắt thường thấy trực khuẩn niêm mạc hoặc tụ cầu da (S. epidermidis).
Vi sinh vật ở bộ máy tuần hoàn và phủ tạng
Bình thường trong bộ máy tuần hoàn và các phủ tạng không có vi sinh vật.