Các loại thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng
     Hoạt phổ rộng nghĩa là một kháng sinh có thể tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn (cả Gram-dương và Gram-âm), bao gồm:

-    Nhóm aminoglycosid (aminozit): gồm có streptomycin, kanamycin, gentamicin, amikacin, …

-   Nhóm tetracyclin: tetracyclin, doxycyclin, …

-   Nhóm chloramphenicol

-   Nhóm sulfamid và trimethoprim

-   Nhóm quinilon mối (flouroquinolon): gồm có ciprofloxacin, norfloxacin,…

Các loại thuốc kháng sinh


Thuốc kháng sinh có hoạt phổ chọn lọc

    Hoạt phổ chọn lọc nghĩa là một kháng sinh chỉ có tác dụng trên một hoặc một số loại vi khuẩn nhất định.

-   Các dẫn xuất của acid isonicotinic, như INH chỉ dùng để chữa lao.

-    Nhóm macrolid như erythromycin, spiramycin có tác dụng lên vi khuẩn Gram dương và một số vi khuẩn Gram âm.

-   Nhóm polymyxin chỉ có tác dụng trên trực khuẩn Gram âm.

Thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam

    Đây là nhóm kháng sinh gồm nhiều dẫn xuất khác nhau nên phổ tác dụng cũng khác nhau, trong đó:

- Có hoạt phổ chọn lọc, tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram dương: gồm + Penicillin (penicillin G, penicilin V): bị penicillinase phân huỷ.

+ Methicillin, oxacillin, cloxacillin: không bị phân huỷ bởi penicillinase.


- Có hoạt phổ rộng gồm:

+ Ampicillin, amoxicillin: bị penicillinase phần huỷ.

+ Piperacillin, ticarcillin : bị phân huỷ bởi beta-lactamase.

+ Imipenem: phổ rất rộng, không bị phân huỷ bỏi beta-lactamase.

+ Cephalosporin gồm các thế hệ I, II, III và IV (ví dụ cephalexin (I) cefuroxim (II), cefotaxim (III), cefepim (IV)]; các cephalosporin không bị phân huỷ bỏi penicillinase.)

    Theo cách tác dụng, kháng sinh đưtíc xếp thành 2 typ: diệt khuẩn (bactericid) và chế khuẩn (bacteriostatic). Diệt khuẩn là sự phá huỷ không hồi phục các chức năng của tế bào vi khuẩn dẫn tối chết. Các kháng sinh diệt khuẩn gồm polymyxin, aminoglycosid, beta-lactam, rifampicin, vancomycin… Duy nhất polymyxin có tác dụng diệt khuẩn tuyệt đối (absolute bactericid) – diệt được cả tế bào ỏ trạng thái nghỉ; nhóm beta-lactam và các kháng sinh còn lại chỉ diệt được vi khuẩn đang nhân lên (degenerative bactericid). Chế khuẩn là ức chế sự nhân lên của tế bào vi khuẩn. Các kháng sinh có tác dụng chế khuẩn bao gồm chloramphenicol, clindamycin, erythromycin, sulfamid, tetracyclin, trimethoprim. Trong thực tế, diệt khuẩn và chế khuẩn thường không có phân tách rõ ràng; thuốc có tác dụng chế khuẩn (trừ sulfamid và trimethoprim) nhưng ỏ nồng độ cao lại có tác dụng diệt khuẩn, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ số lượng và chủng loại vi khuẩn, liều lượng tại ở nhiễm khuẩn… Và nồng độ cao là bao nhiêu thì kháng sinh phát huy tác dụng và cơ thể con người còn chịu đựng được (liều độc) thì tuỳ theo từng loại thuốc (khả năng khuếch tán đến ổ nhiễm khuẩn – các thông số dược động học) và cơ địa từng người bệnh cụ thể. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh phải được bác sĩ kê đơn và theo dõi cẩn thận.