Nguyên tắc sử dụng huyết thanh

Đối tượng

     Huyết thanh được sử dụng nhiều nhất để chữa và dự phòng các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra nó còn được sử dụng cho một số mục đích khác như điều trị thiếu hụt miễn dịch, dị ứng và dự phòng bệnh tan máu sơ sinh.Trong chữa và dự phòng bệnh nhiễm trùng: huyết thanh chỉ có hiệu lực với những bệnh mà cơ chế bảo vệ chủ yếu nhờmiễn dịch dịch thể. Kinh điển nhất là huyết thanh kháng uốn ván (SAT) và huyết thanh kháng bạch hầu (SAD). Huyết thanh kháng ho gà, kháng sởi được tiêm cho trẻ chưa được tiêm chủng có tiếp xúc vớibệnh nhân. Huyết thanh kháng dại được tiêm cho những người bị chó dại hoặc nghi dại cắn vớivết thương nặng hoặc gần đầu. Ngoài ra còn có các huyết thanh kháng virus viêm gan, virus quai bị, rubêon. Globulin miễn dịch còn được tiêm cho những bệnh nhân viêm đườnghô hấp tái phát nhiều lần.

huyết thanh


     Huyết thanh người bình thường được tiêm cho trẻ bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh. Một số công trình nghiên cứu cho thấy rằng globulin miễn dịch có tác dụng điều trị dị ứng.

     Việc sử dụng globulin miễn dịch kháng D cho người mẹ có nhóm máu Rh (-) mới sinh con Rh (+) có tác dụng ngăn cản sự hình thành kháng thể kháng Rh và do đó tránh được nguy cơ tan máu sơ sinh cho đứa trẻ sau. Cơ chế của hiện tượng này là globulin miễn dịch kháng D sẽ phá huỷ các hồng cầu Rh (+) của đứa trẻ xâm nhập vào dòng tuần hoàn của người mẹ khi sinh, do đó việc tiêm globulin kháng D chỉ có hiệu quả trong thời gian 72 giờ sau khi sinh.

Liều lượng

     Liều lượng huyết thanh sử dụng tuỳ thuộc vào tuổi và cân nặng của bệnh nhân, trung bình từ 0,1 đến 1 ml/kg cân nặng tuỳ theo loại huyết thanh và mục đích sử dụng. Huyết thanh kháng uốn ván được tính theo đơn vị, trung bình là 250 đơn vị cho một trường hợp. Nếu vết thương quá bẩn hoặc tiêm chậm sau 24 giò thì liều lượng phải tăng gấp đôi.

Đường đưa huyết thanh vào cơ thể

     Huyết thanh thường được đưa vào cơ thể bằng đườngtiêm bắp. Đối vớinhững loại huyết thanh đã được tinh chế đạt tiêu chuẩn cao, có thể tiêm tĩnh mạch nhưng cũng rất nên hạn chế. Tuyệt đối không tiêm tĩnh mạch những huyết thanh có nguồn gốc từ động vật.

Để phòng phản ứng

     Cần phải thực hiện tốt các việc sau:

     Hỏi xem bệnh nhân đã được tiêm huyết thanh lần nào chưa. Rất thận trọng khi phải chỉ định tiêm huyết thanh lần thứ hai vì tỷ lệ phản ứng cao hơn nhiều so với lần thứ nhất.

     Làm phản ứng thoát mẫn (phản ứng Besredka) trước khi tiêm: pha loãng huyết thanh 10 lần bằng dung dịch NaCl 0,85%, tiêm trong da 0,1 ml.

     Sau 30 phút, nếu nơi tiêm không mẩn đỏ thì có thể tiêm huyết thanh. Nếu nơi tiêm mẩn đỏ, nói chung không nên tiêm, trừ khi tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc của ở bệnh nhân đòi hỏi bắt buộc phải tiêm. Trong trường hợp đó, cần chia nhỏ tổng liều để tiêm dần, cách nhau 20 đến 30 phút.

     Trong quá trình tiêm truyền huyết thanh phải theo dõi liên tục để có thể xử trí kịp thời nếu có phản ứng xảy ra, đặc biệt là phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để xử trí sốc phản vệ.

Tiêm vacxin phối hợp

     Kháng thể do tiêm huyết thanh sẽ phát huy hiệu lực ngay sau khi tiêm, nhưng chỉ tồn tại một thời gian ngắn. Hiệu giá kháng thể này giảm nhanh trong mấy ngày đầu, sau đó giảm chậm hơn nhưng cũng sẽ bị loại trừ hết sau khoảng 10 đến 15 ngày, do phản ứng với các kháng nguyên vi sinh vật và do bị cơ thể chuyển hóa. Việc tiêm vacxin phối hợp nhằm kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động thay thế lúc miễn dịch thụ động do tiêm huyết thanh hết hiệu lực.

Giới thiệu về huyết thanh miễn dịch

Nguyên lý sử dụng huyết thanh

     Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể kháng thể có nguồn gốc từ người hay động vật, giúp cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh.

huyết thanh miễn dịch


Nguồn kháng thể

Bào chế từ huyết thanh động vật

     Đầu tiên, động vật được tiêm vacxin, sau đó chúng có thể được tiêm chính vi sinh vật gây bệnh để kích thích sản xuất kháng thể mạnh mẽ hơn. Khi hiệu giá kháng thể trong huyết thanh đạt mức cao nhất, thì lấy máu để lấy huyết thanh đem bào chế.

     Ngày nay, việc sử dụng huyết thanh động vật ngày càng giảm đi vì tỷ lệ gây ra phản ứng cao hơn hẳn so với kháng thể được sản xuất từ huyết thanh người.

Bào chế từ huyết thanh người

Globulin miễn dịch bình thường

     Globulin miễn dịch bình thường được bào chế từ huyết thanh người khỏe mạnh hoặc từ máu rau thai. Mỗi lần được bào chế từ hàng nghìn mẫu huyết thanh, do đó không có sự khác nhau đáng kể về hiệu giá kháng thể giữa các lần sản xuất.

Globulin miễn dịch đặc hiệu

     Globulin miễn dịch đặc hiệu được bào chế từ máu của những người mắc bệnh nhiễm trùng đã khỏi, hoặc từ máu của những người khỏe mạnh mới được tiêm chủng tăng cường. Trong globulin miễn dịch đặc hiệu, nồng độ kháng thể chống lại một loại vi sinh vật cụ thể (đặc hiệu), thường cao gấp hàng chục lần trong globulin miễn dịch bình thưòng.

Các phản ứng do tiêm huyết thanh

     Nói chung loại globulin miễn dịch có nguồn gốc từ người đã được tinh chế cao và đưa vào cơ thể bằng đường tiêm bắp ít gây ra các phản ứng nguy hiểm. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, tỷ lệ phản ứng do tiêm huyết thanh cao hơn nhiều so với phản ứng do tiêm chủng vacxin. Những phản ứng khi tiêm huyết thanh do hai cơ chế chính:

1) do cơ thể phản ứng với các thành phần kháng nguyên lạ, nhất là đối với các huyết thanh chưa được tinh chế cao;

2) do cơ thể sản xuất kháng thể chống lại chính globulin miễn dịch.

Phản ứng tại chỗ

     Nơi tiêm có thể bị đau, mẩn đở. Những phản ứng này thường nhẹ, không gây nguy hiểm và sẽ hết sau một ít ngày.

Phản ứng toàn thân

     Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run, khó thở, đau các khớp; một số trường hợp có thể bị nhức đầu và nôn. Sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm nhất. Nếu tiêm huyết thanh lần đầu, phản ứng thường xuất hiện sau 10 đến 14 ngày. Nếu tiêm huyết thanh lần thứ hai, phản ứng có thể xảy ra ngay sau khi tiêm đến sau một vài ngày, tuỳ thuộc vào lượng kháng thể do cơ thể sinh ra ởlần tiêm trước còn nhiều hay ít.

     Các triệu chứng của sốc phản vệ như khó thở do phù nề đườnghô hấp trên và co thắt thanh quản; ngứa toàn thân; nổi mày đay và ban sần khắp người; sưng mắt. Bệnh nhân có thể đau bụng và bí đái do các cơ trơn bị co thắt.

     Ngoài ra còn gặp các triệu chứng do phức hợp kháng nguyên kháng thể đọng lại trong các tiểu động mạnh như viêm cầu thận, viêm cơ tim, van tim, viêm khớp…

Đọc thêm tại

Các vi sinh vật thường kí sinh ở cơ thể người

Các vi sinh vật trên da và niêm mạc

     Ở da chủ yếu là cầu khuẩn Gram dương, điển hình là các tụ cầu có ở một sốvùng nhất định của cơ thể, phần lớn ởda đầu, họng… Ngoài ra còn có các trực khuẩn Gram dương như Corynebacterium hoffmanii, Corynebacterium xerosis, Corynebacterium minussinum.

Các vi sinh vật trên da


Các vi sinh vật ký sinh ở đường tiêu hóa

Vi sinh vật ký sinh ở miệng

     Ở trong miệng khi có bã thức ăn, kèm theo có nhiệt độ thích hợp là điều kiện thuận lợi để cho một số vi sinh vật phát triển. Trẻ mới sinh được vài giờ thì trong miệng đã có những vi sinh vật của ngườimẹ, như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn sữa, trực khuẩn E. coli Sau khi sinh từ 2 đến 5 ngày thì ởtrẻ đã có vi khuẩn giống như của người lớn. Trong miệng còn có một sốxoắn khuẩn.

Vi sinh vt trong dạ dày

     Trong dạ dày bình thường pH rất thấp (pH = 2) nên có rất ít vi sinh vật, đó là những vi khuẩn từ miệng vào. Vì dạ dày có pH là acid nên vi khuẩn lao có thể sống được. Gần đây nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh có một loại xoắn khuẩn có tên gọi là Helicobactercó khả năng phát triển trong môi trường acid của dạ dày đặc biệt là vùng hang vị. Trong giống này, có Helicobacter pylori là vi khuẩn có khả năng gây viêm loét dạ dày, tá tràng.

Vi sinh vt ở ruột

     Trẻ em sau khi sinh được vài giờ đã có vi sinh vật trong ruột. Trẻ em nuôi bằng sữa mẹ, vi sinh vật thường là Bifidobacterium bifidumsau đó là E. coli.Đối vớitrẻ em nuôi bằng sữa bò thì vi sinh vật thường ở ruột có những loại như người lớn.

     Do cấu trúc và chức năng của từng đoạn ruột có khác nhau nên số lượng cũng như chủng loại vi sinh vật cũng khác nhau. Ở ruột già có khoảng 70% là E. Colirồi đến trực khuẩn Proteus,cầu khuẩn đường ruột; trực khuẩn có vỏ, sinh hơi như Klebsiella, Enterobacter và một sốvi khuẩn kỵ khí

Vi sinh vật ở đường hô hấp

Vi sinh vật ở mũi

     Ở mũi có nhiều trực khuẩn giả bạch hầu và tụ cầu, đáng chú ý là tụ cầu vàng. Có đến 20 – 50% người lành mang tụ cầu vàng trong mũi và tỷ lệ này còn cao hơn nữa ởnhững người làm việc ở trong bệnh viện.

Vi sinh vật ở họng mũi

     Ở hầu thì vi sinh vật về chủng loại và sốlượng khá phong phú do từ miệng lan truyền như phế cầu, s. viridans, H. influenzae, Nesseriahoại sinh…

Vi sinh vật ở khí quản và phế quản

     Do cấu tạo sinh lý có niêm dịch, đại thực bào nên ở đường hô hấp dưới thường không có vi sinh vật.

Vi sinh vật bộ máy sinh dục, tiết niệu

     Trong điều kiện bình thưòng, chỉ có bên ngoài bộ máy sinh dục, tiết niệu mới có vi sinh vật. Nam giới thường có Mycobacterium smegmatis; lỗ niệu đạo có tụ cầu, trực khuẩn Gram âm. Nữ giới, có thể có tạ cầu, trực khuẩn giả bạch hầu, cầu khuẩn đường ruột, trực khuẩn E. Colivà thường không có vi sinh vật gây bệnh.Trong âm đạo của thiếu nữ khi dịch tiết ra hơi kiềm thì có tụ cầu và trực khuẩn giả bạch hầu. Đến tuổi có kinh nguyệt, dịch tiết ra là acid thì vi sinh vật thưòng gặp là trực khuẩn Lactobacillus hay trực khuẩn Doderlein.

Vi sinh vật ở niêm mạc mắt

     Niêm mạc mắt thường thấy trực khuẩn niêm mạc hoặc tụ cầu da (S. epidermidis).

Vi sinh vật ở bộ máy tuần hoàn và phủ tạng

     Bình thường trong bộ máy tuần hoàn và các phủ tạng không có vi sinh vật.


Khái niệm nhiễm trùng bệnh viện

     Nhiễm trùng bệnh viện là bệnh mắc thêm sau khi vào viện 48giờ hoặc là bệnh nhiễm trùng mắc phải do khám, chữa,chăm sóc người bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viện.

nhiễm trùng bệnh viện


     Ví dụ người thầy thuốc khám và điều trị cho bệnh nhân SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) tại bệnh viện, và sau đó, bị mắc bệnh SARS hoặc ngườinhà đến chăm sóc bệnh nhân SARS rồi mắc bệnh SARS; hoặc một bệnh nhân vào viện với một lý do gẫy xương đùi kín, sau khi vào viện được tiến hành phẫu thuật và bị nhiễm trùng, đó là nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện. Như vậy, lây nhiễm ở bệnh viện (nhiễm trùng bệnh viện) có nghĩa là loại trừ các bệnh đang có hoặc đang ủ bệnh khi vào viện và cũng bao hàm cả một số bệnh phát ra sau khi ra viện. Tuy vậy, có những bệnh phát ra sau khi ra viện hàng tháng vẫn được coi là nhiễm trùng bệnh viện, ví dụ một bệnh nhân bị viêm xương do sự tiến triển âm ỉ của việc đóng đinh nội tủy, sau khi ra viện một vài tháng mới biểu hiện viêm xương do nguyên nhân đóng đinh không vô khuẩn. Hoặc một bệnh nhân sau khi nằm điều trị ở bệnh viện với một bệnh khác, sau khi ra viện về nhà xuất hiện viêm gan, trường hợp này cũng được coi là nhiễm trùng bệnh viện. Bởi vì thời gian ủ bệnh của bệnh viêm gan có thể từ 3 tuần đến 3 tháng.

     Đồng thời tất cả những người thường xuyên hay có mặt trong chốc lát như y tá, hộ lý, nhân viên văn phòng của bệnh viện, ngay cả các bác sĩ… đều có thể mang mầm bệnh từ nơi khác đến. Các bệnh dễ lây ở bệnh viện gồm các bệnh SARS, bệnh ngoài da, sốt phát ban, sốt sau đẻ, bệnh đường ruột, viêm họng, viêm xoang, viêm phổi, bệnh lao v.v…Nhiễm trùng bệnh viện thường gặp là nhiễm trùng ngoại khoa, nhiễm trùng bỏng và các bệnh truyền nhiễm (HIV, HBV).


Những đối tượng và một số vi sinh vật thường gặp nhiễm trùng bệnh viện



Những đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện

     Những đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện là những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể bởi các lý do chính sau đây:

- Bị các bệnh của cơ quan miễn dịch.

- Dùng các thuốc giảm miễn dịch, ví dụ dùng các thuốc điều trị bệnh ungthư.

- Sau phẫu thuật hoặc sau mắc một bệnh nặng hoặc đang mắc một bệnh mạn tính.

- Ngườicó tuổi nằm điều trị ở bệnh viện lâu ngày, hoặc trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, bị bệnh ỉa chảy kéo dài.

- Nhân viên bệnh viện thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, trong khi cơ thể có sức đề kháng kém, tình trạng vệ sinh và bảo hộ lao động chưa được cải thiện.

Một số vi sinh vật thường gặp trong nhiễm trùng bệnh viện

Vi khuẩn: mọi loài vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng bệnh viện với tỷ lệ khác nhau và hay gặp nhất là các loài sau đây:

- Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaeae): họ vi khuẩn đường ruột đứng hàng đầu trong NTBV và hay gặp nhất là E. colivà nhóm KES {Klebsiella -Entrobacter-Serratia).

vi khuẩn đường ruột


- Họ cầu khuẩn: trong số các cầu khuẩn thì tụ cầu là thường hay gặp hơn cả trong các loại bệnh NTBV nhưng thường chiếm tỷ lệ cao nhất la tụ cầu vàng (S. aureus),rồi đến tụ cầu da {S. epidermidis ) và tụ cầu hoại sinh {S. saprophyticus).Họ Pseudomonadaceae: trong họ Pseudomonadaeeae thì loài Pseudomonas aeruginosa thường chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại bệnh nhiễm trùng bệnh viện.

- Ngoài ra có thể gặp nhiễm trùng bệnh viện do Acinetobacter (điển hình là loài A. baumannii), H. influenzaeListeria {Listeria tỷ lệ gập cao nhất là L. monocytogenes).

Virus

     Virus cũng có thể gây nên NTBV, điển hình nhất là virus HIV, virus viêm gan (A, B,C); virus cúm, virus sởi, virus thuỷ đậu…

Vi nấm

     Vi nấm cũng có thể gặp trong NTBV, loài hay gặp nhất là Candia albicans. Ngoài NTBV do vi khuẩn, virus, vi nấm ngườita còn gặp nhiễm ký sinh trùng bệnh viện. Thông thường có 2 dạng: bệnh nhân hoặc thầy thuốc hoặc người chăm sóc bệnh nhân là những đối tượng mang ký sinh trùng và bị mắc bệnh ký sinh trùng trong thời gian khám, chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân và nằm điều trị tại bệnh viện. Loại thứ hai là loại ký sinh trùng đường ruột. Loài hay gặp là Entamoeba histolytica gây bệnh kiết lỵ (còn gọi là lỵ amip). Amip vào người, ký sinh ở ruột dưới dạng bào nang, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút chúng sẽ biến thành dạng hoạt động có thể xâm nhập vào tế bào để gây bệnh.


Mục đích sử dụng và các phản ứng kết gộp của phản ứng KN -KT

Mục đích sử dụng phản ứng KN-KT

Chẩn đoán các bệnh nhiểm trùng

bệnh nhiểm trùng


Chẩn đoán trực tiếp

- Xác định tên vi sinh vật bằng kháng huyết thanh mẫu (huyết thanh có loại KT đã biết).

- Phát hiện trực tiếp KN của vi sinh vật có trong bệnh phẩm.

Chẩn đoán gián tiếp:

     Dùng KN mẫu (đã biết tên) để phát hiện KT đặc hiệu trong các dịch cơ thể, thường là trong huyết thanh (HT), vì vậy còn được gọi là phản ứng HT học.

Nghiên cứu dịch t học của các bệnh nhiễm trùng

- Điều tra tình tình nhiễm một loại vi sinh vật nào đó thông qua việc điều tra KT trong HT của mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên đây chỉ là một trong nhiều nội dung nghiên cứu dịch tễ học.

- Định loại vi sinh vật

     Dùng kháng HT mẫu chống lại các nhóm hoặc các týp vi sinh vật để định nhóm, định týp. Phương pháp này cho phép hiểu biết về cấu trúc KN của vi sinh vật, có thể xếp chúng thành các týp HT.Nghiên cứu sự đáp ứng của cơ thể với KN vi sinh vật

     Một trong những nghiên cứu thuộc loại này là đánh giá hiệu lực đáp ứng miễn dịch của một vacxin. Đây là việc nhất thiết phải làm trước khi thử nghiệm hiệu lực bảo vệ của vacxin.

Nhận định kết quả và các phản ứng kép gộp KN-KT

    Bất kỳ PƯ kết KN-KT nào cũng nhằm mục đích xác định KT hoặc KN, có thể là định tính hoặc định lượng.

Định tính

    Kết quả định tính chỉ cho biết trong mẫu xét nghiệm có hay không có KT hoặc KN. Có những trường hợp chỉ cần định tính đã có giá trị chẩn đoán. Đó là các trường hợp xác định những KN hoặc KT mà bình thường không có trong những mẫu xét nghiệm lấy từ người khỏe mạnh. Ngược lại đối vớinhững loại KN hoặc KT có thể tìm thấy cả ởngười bình thường thì chỉ định lượng mới có giá trị chẩn đoán.

Định lượng

    Trong mục này chỉ trình bày việc nhận định kết quả định lượng trong chẩn đoán HT (phương pháp chẩn đoán gián tiếp các bệnh nhiễm trùng qua việc xác định KT trong HT).

Hiệu giá KT:

     Hiệu giá KT phản ánh nồng độ KT trong HT. Hiệu giá KT là độ pha loãng HT lớn nhất mà PƯ còn dương tính. Trong một số trường hợp, hiệu giá KT còn được tính bằng đơn vị KT có trong một đơn vị thể tích HT.

     Sau khi xác định hiệu giá KT, việc đánh giá kết quả phải dựa vào hiệu giá ranh giới (ngưỡng) giữa bình thường và bệnh lý, vì người khỏe bình thưòng vẫn có thể có KT chống lại một số vi sinh vật. Tuy nhiên không phải cứ có hiệugiá KT cao hơn ngưỡng là bệnh lý, và ngược lại cứ thấp hơn là người lành. Hiệu giá KT càng cao hơn ngưỡng thì khả năng mắc bệnh càng lớn, càng thấp hơn ngưỡng thì khả năng mắc bệnh càng ít. Việc xác định hiệu giá KT ởmột thời điểm thường chưa đủ để có kết luận chắc chắn, cần phải tiến hành 2 lần ở2 thời điểm cách nhau từ 7 đến 10 ngày để tìm động lực KT.

Động lực KT

- Là đại lượng đặc trưng cho mức độ thay đổi hiệu giá KT theo thời gian.

- Động lực KT là thương số (không phải là hiệu số) giữa hiệu giá KT lần thứ hai và lần thứ nhất. Khi KT đang tăng thì động lực lớn hơn 1. Khi KT không thay đổi thì động lực bằng 0.

- Khi KT đang giảm thì động lực nhỏ hơn 1. Mặc dù về lý thuyết khi động lực KT lớn hơn 1 là đang có KN kích thích cơ thể hình thành KT, nhưng trên thực tế động lực KT ít nhất phải bằng 4 (tức là tăng 2 bậc khi HT được pha loãng bậc 2) mỗi có giá trị chẩn đoán chắc chắn là bệnh nhân đang mắc bệnh nhiễm trùng. Khi xét nghiệm lần thứ hai nếu hiệu giá KT chỉ tăng hơn lần thứ nhất 1 bậc thì chưa chắc đã phải là KT tăng thực sự hay chỉ do sai số kỹ thuật.

Nguyên lý và nguyên tắc sử dụng Vacxin

Nguyên lý

    Sử dụng vacxin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

vacxin


Nguyên tắc sử dụng Vacxin

Phạm vi và tỷ lệ tiêm chủng

    Phạm vi tiêm chủng của mỗi nước, mỗi khu vực được quy định tuỳ theo tình hình dịch tễ của bệnh nhiễm trùng. Những quy định này có thể thay đổi theo thời gian do sự thay đổi về dịch tễ học của bệnh nhiễm trùng.

    Tiêm chủng phải đạt trên 80% đối tượng chưa có miễn dịch mới có khả năng ngăn ngừa được dịch.

Đối tượng tiêm chủng

    Đối tượng cần được tiêm chủng là tất cả những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch. Trẻ em cần được tiêm chủng rộng rãi. Đối với ngườilớn, vacxin thường chỉ dành cho những nhóm người có nguy cơ cao.

    Diện chống chỉ định tiêm chủng có hướng dẫn riêng đối vớimỗi vacxin. Nói chung không được tiêm chủng cho các đối tượng sau đây:

- Những ngườiđang bị sốt cao.

- Những người đang có biểu hiện dị ứng.

    Vacxin sống giảm độc lực không được tiêm chủng cho những  người bị thiếu hụt miễn dịch, những người đang dùng thuốc đàn áp miễn dịch hoặc những ngườimắc bệnh ác tính.

    Vacxin virus sống giảm độc lực không được tiêm chủng cho phụ nữ đang mang thai.

Thời gian tiêm chủng

    Phải tiến hành tiêm chủng đón trước mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian hình thành miễn dịch.

    Đối với những vacxin khi tạo miễn dịch cơ bản phải tiêm chủng nhiều lần, khoảng cách hợp lý giữa các lần là 1 tháng.

    Thời gian tiêm chủng nhắc lại tuỳ thuộc vào thời gian duy trì được tình trạng miễn dịch còn đủ hiệu lực bảo vệ của mỗi loại vacxin.

Liều lượng và đường đưa vacxin vào cơ thể

Liều lượng

    Liều lượng vacxin tuỳ thuộc vào loại vacxin và đườngđưa vào cơ thể. Liều lượng quá thấp sẽ không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch. Ngược lại, liều lượng quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu.

Đường tiêm chủng

Chủng: là đườngcổ điển nhất, ngày nay vẫn còn được sử dụng cho một số ít vacxin.

Tiêm: tuỳ loại vacxin có thể tiêm trong da, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.

Uống: đườnguống kích thích miễn dịch tiết tại đường ruột mạnh hơn nhiều so vớiđườngtiêm.

Vacxin còn được đưa vào cơ thể theo một số đường khác nhưng ít được sử dụng.

Các phản ứng không mong muốn do tiêm chủng.

    Tất cả các vacxin đều có thể gây ra phản ứng không mong muốn (phản ứng phụ) ở một số người.

    Tại chỗ: nơi tiêm có thể hơi đau, mẩn đỏ, hơi sưng hoặc nổi cục nhỏ. Những phản ứng này sẽ mất đi nhanh chóng sau một vài ngày, không cần phải can thiệp gì. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô trùng, thì nơi tiêm chủng có thể bị nhiễm trùng.

    Toàn thân: sốt hay gặp nhất, thường hết sau một vài ngày. Co giật có thể gặp nhưng vớitỷ lệ rất thấp, hầu hết khởi không để lại di chứng gì. Sốc phản vệ cũng có thể gặp nhưng với tỷ lệ hết sức thấp.

Bảo quản vacxin

    Vacxin phải được bảo quản tốt ngay từ lúc sản xuất cho tới khi được tiêm chủng vào cơ thể. Thường quy bảo quản các vacxin không giống nhau, nhưng nói chung đều cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh.

    Nhiệt và ánh sáng phá huỷ tất cả các loại vacxin, nhất là những vacxin sống. Ngược lại, đông lạnh phá huỷ nhanh các vacxin giải độc tố. Trong quá trình sử dụng ởcộng đồng, vacxin cần được bảo quản ởnhiệt độ từ 2°c đến 8°c.

    Các hóa chất sát trùng đều có thể phá huỷ vacxin. Nếu dụng cụ tiêm chủng được khử trùng bằng hóa chất thì chỉ cần một lượng rất nhỏ dính lại cũng có thể làm hỏng vacxin.

Những tiêu chuẩn và yếu tố ảnh hưởng tới Vacxin

Tiêu chuẩn của Vacxin

     Hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của vacxin là an toàn và hiệu lực.

Tiêu chuẩn của Vacxin


An toàn

     Sau khi sản xuất vacxin phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra chặt chẽ về mặt vô trùng, thuần khiết và không độc.

     Vô trùng: không được nhiễm các vi sinh vật khác.

     Thuần khiết: không được lẫn các thành phần kháng nguyên khác có thê gây ra các phản ứng phụ.

     Không độc: liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc.

Hiệu lực

     Vacxin có hiệu lực lớn là vacxin gây được miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại lâu. Hiệu lực gây miễn dịch của vacxin trước hết được đánh giá trên động vật thí nghiệm, sau đó trên thực địa.

     Trên động vật thí nghiệm: đánh giá múc độ đáp ứng miễn dịch sau tiêm chủng vacxin và đánh giá hiệu lực bảo vệ lô động vật đã được tiêm chủng khi chúng được thử thách bằng vi sinh vật gây bệnh.

     Thử nghiệm trên thực địa: vacxin được tiêm chủng cho một cộng đồng, theo dõi thống kê tất cả các phản ứng phụ và đánh giá khả năng bảo vệ khi mùa dịch tới.

     Ngoài 2 tiêu chuẩn trên, ngườita còn quan tâm đến giá thành và tính thuận lợi khi tiến hành tiêm chủng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch đối với vacxin

Tính kháng nguyên của vacxin

     Tính kháng nguyên phụ thuộc vào bản chất hóa học (protein, polysaccharid,…), phân tử lượng (cao hay thấp), cấu trúc hóa học (phức tạp hay đơn giản). Nói một cách khái quát thì tính kháng nguyên càng cao khi nó càng “lạ” đối với cơ thể.

Liều lượng

     Liều lượng quá thấp không đủ kích thích cơ thể sinh miễn dịch. Ngược lại, nếu liều lượng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp miễn dịch.

Đường đưa vacxin vào cơ thể

     Mỗi loại vacxin được đưa vào cơ thể theo một đường thích hợp. Những vacxin bị phá huỷ bởi dịch dạ dày, dịch ruột thì không đưa vào cơ thể bằng đườnguống; những vacxin nhằm kích thích miễn dịch tiết tại chỗ thì không đưa vào cơ thể bằng đườngtiêm. Vacxin không được sử dụng đúng đường không những không tạo được miễn dịch mà còn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn nguy hiểm.

Chất phụ gia miển dịch (Immunological Adjuvant)

     Chất phụ gia miễn dịch có 2 tác dụng:

1) Làm cho vacxin giáng hóa chậm, vì vậy có thể giảm được lượng vacxin và giảm số lần tiêm chủng;

2) Làm tăng sự kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch.

     Chất phụ gia miễn dịch thường được sử dụng là các hợp chất của nhôm (aluminum hydroxy de, aluminum phosphate).

Kháng thể mẹ truyền

     Sự tồn tại một lượng nhỏ kháng thể mẹ truyền cũng có thể ức chế sự đáp ứng kháng thể đối vớikháng nguyên tương ưng.

Tình trạng của chủ thể

     Cơ thể chỉ đáp ứng tốt với vacxin khi bộ máy miễn dịch hoàn chỉnh. Tình trạng dinh dưỡng kém cũng hạn chế mức độ đáp ứng miễn dịch. Điều này không có nghĩa là hạn chế tiêm chủng cho trẻ em suy dinh dưỡng, trái lại còn phải quan tâm hơn!

Các loại Vacxin và lịch tiêm chủng

Các loại Vacxin

Các loại Vacxin


Trước đây vacxin thường được chia thành 3 loại:

1) Vacxin giải độc tố

2) Vacxin chết

3) Vacxin sống giảm độc lực.

Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ sinh học chúng ta có thêm 2 loại:

4) Vacxin chiết tách

5) Vacxin tái tổ hợp.

Vacxin giải độc tố

     Được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách làm mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Vacxin giải độc tố kích thích cơ thể sản xuất ra kháng độc tố, có khả năng trung hòa ngoại độc tố.

     Ví dụ về những vacxin thuộc loại này là vacxin bạch hầu, vacxin uốn ván…

Vacxin chết (bất hoạt)

     Được sản xuất từ các vi sinh vật gây bệnh đã bị giết chết. Các kháng nguyên này chủ yếu kích thích đáp ứng miễn dịch dịch thể.

     Ví dụ về những vacxin thuộc loại này là vacxin ho gà, vacxin thương hàn (cũ), vacxin tả, vacxin Salk (phòng bại liệt), vacxin viêm não Nhật Bản…

Vacxin sống giảm độc lực

     Được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật giống vi sinh vật gây bệnh, đã được làm giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh. Vacxin sống kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch gần giống như đáp ứng với nhiễm trùng tự nhiên.

     Ví dụ về những vacxin thuộc loại này là vacxin BCG sống, vacxin thương hàn (mới), vacxin Sabin (phòng bại liệt), vacxin sởi…

     Tuy nhiên, điều phải quan tâm đặc biệt là tính an toàn của vacxin sống, phải đảm bảo không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh rất nhẹ, và vi sinh vật phải có tính di truyền ổn định không trở lại độc lực ban đầu.

Vacxin chiết tách

     Loại vacxin này chứa kháng nguyên được chiết tách từ vi sinh vật. Những kháng nguyên đã được chiết tách để làm vacxin như polysaccharid của cầu khuẩn màng não, polysaccharid của phế cầu, polysaccharid của H. influenzaetyp b; kháng nguyên Vi của vi khuẩn thương hàn…

Vacxin tái tổ hợp

     Bằng công nghệ sinh học hiện đại, gen mã hóa cho kháng nguyên vi sinh vật cần có để làm vacxin được tách và tái tổ hợp vào E. Coli hoặc một dòng tế bào thích hợp. Trong điều kiện tối ưu những tế bào này sẽ sản xuất mạnh mẽ loại kháng nguyên mong muốn đó. Trên thế giới nhiều loại vacxin tái tổ hợp đã được sản xuất như vacxin tả, vacxin thương hàn, vacxin Rotavirus, …

Lịch tiêm chủng

     Căn cứ vào dịch tễ học của các bệnh truyền nhiễm tại các nưóc đang phát triển và khả năng cung cấp vacxin, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra chương trình tiêm chủng mở rộng với mục tiêu làm giảm tỷ lệ trẻ em mắc và tử vong do các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, sởi và bại liệt bằng tiêm chủng vacxin. Chương trình tiêm chủng mở rộng ởnước ta hiện nay đã bổ sung thêm vacxin viêm gan virus và vacxin viêm não. Ngoài các vacxin nói trên, vacxin tả và vacxin thương hàn cũng được tiêm chủng khá rộng rãi ở những vùng, những đối tượng có nguy cơ cao.

Nguồn truyền nhiễm của dịch bệnh

Định nghĩa

    Nguồn truyền nhiễm là cơ thể sống của người hoặc động vật để cho vi sinh vật gây bệnh tồn tại và phát triển lâu dài, dù có biểu hiện bệnh hoặc không có biểu hiện bệnh. Tuỳ theo tính chất của nguồn truyền nhiễm có thể chia các bệnh nhiễm trùng ở ngưòi thành hai nhóm:

- Các bệnh nguồn truyền nhiễm từ người sang người.

- Các bệnh truyền từ súc vật sang người.

    Quá trình nhiễm trùng có thể biểu hiện rõ rệt hoặc không có triệu chứng lâm sàng, cho nên cả người ốm lẫn người lành mang vi trùng đều có thể là nguồn truyền nhiễm.

Nguồn truyền nhiễm


Người bệnh

    Người bệnh thể điển hình, bệnh diễn biến theo ba thời kỳ: ủ bệnh, phát bệnh, lui bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh

- Đa số không lây.

- Một sô bệnh do virút gây ra có thể làm lây từ cuối thời kỳ ủ bệnh (sồi, thuỷ đậu, viêm gan virút A…).

Thời kỳ phát bệnh

- Lây lan mạnh.

- Vi sinh vật gây bệnh được đào thải ra nhiều.

- Cơ hội đào thải ra nhiều.

- Đào thải mầm bệnh kéo dài (thương hàn).

- Thời kỳ lây kết thúc trước khi hết các triệu chứng lâm sàng (ho gà).

- Dễ lây cho người xung quanh.

- Dễ phát hiện và dễ cách ly.

Thời kỳ lui bệnh

- Đa số các bệnh truyền nhiễm đã hết lây.

- Một số bệnh lây kéo dài sau thời kỳ lui bệnh như: bạch hầu, thương hàn, tả, lỵ, amíp).

- Người bệnh thể không điển hình, khả năng lầy lan tuỳ thuộc từng bệnh, từng thể lâm sàng khác nhau (rất nhẹ hoặc rất nặng), vào từng hoàn cảnh khác nhau.

Người mang mầm bệnh

Người khỏi mang mầm bệnh

    Một số bệnh truyền nhiễm, người bệnh đã khỏi bệnh về mặt lâm sàng song vẫn còn vi sinh vật gây bệnh trong cơ thể và tiếp tục thải vi sinh vât gây bệnh làm lây cho ngươi xung quanh (như thương hàn, tả, lỵ, bại liệt, bạch hầu, viêm màng não)

- Mang trùng trong một thời gian ngắn (tả, bạch hầu).

- Mang trùng mạn tính (thương hàn, lỵ amíp).

- Bài tiết vi trùng cách quãng (thương hàn).

Người lành mang mầm bệnh:

    Là người bị nhiễm trùng không có triệu chứng lâm sàng, nhưng họ vẫn đào thải vi sinh vật gây bệnh làm lây cho những người xung quanh.

- Mang mầm bệnh nói chung là không lầu dài, trừ lỵ amíp.

- Vai trò quan trọng trong các vụ dịch: khó phát hiện, là nguồn lây lan bệnh.

    Bệnh chỉ có ở súc vật, mầm bệnh chỉ lây truyền trong quần thể súc vật hoang dã hoặc súc vật nuôi gần người và con người không có cảm thụ với các mầm bệnh này như: dịch tả lợn, dịch tả trâu bò, dịch tả gia cầm…

    Bệnh chung cả người và súc vật đều cảm nhiễm, đó là những bệnh truyền từ súc vật sang người.

Súc vật là vật chủ tự nhiên của các tác nhân gây bệnh đó. Ví dụ:

- Bệnh dại: chó, mèo, cáo, dơi và động vật hoang dại khác.

- Bệnh dịch hạch: động vật gặm nhấm (chuột).

- Bệnh Lepto: động vật gặm nhấm (chuột).

- Bệnh viêm não Nhật Bản: chim, lợn.

- Bệnh than: trâu, bò, dê…

    Nguồn truyền nhiễm có thể là cả thú hoang dại và cả gia súc như: chó sói và chó nhà là nguồn của bệnh dại. Động vật sống gần người có vai trò là nguồn truyền nhiễm cho người phổ biến hơn các động vật hoang dại (chó, lợn, trâu, chuột nhà…). Nguồn truyền nhiễm là động vật có thể là động vật ốm, động vật mang mầm bệnh.

    Những bệnh truyền từ súc vật sang người, không lan truyền rộng rãi ỏ loài ngưòi là vì phương thức lây ở loài ngưòi không giống phương thức lây ở súc vật, nhưng khi đã hình thành cơ chế truyền nhiễm, thì bệnh đó sẽ lan truyền rộng rãi.

Bệnh lây từ động vật sang người theo những phương thức sau:

- Động vật hoang dại lây sang động vật gần người, rồi từ động vật gần người lây sang người (dịch hạch, dại…).

- Người đi săn ăn thịt, lột da thú (dịch hạch, than…).

- Người bị động vật cắn (bệnh dại).                                                 

- Người làm nghề chăn nuôi động vật thường xuyên tiếp xúc với phân, nước tiểu và những chất bài tiết khác của động vật (bệnh than, sốt làn sóng, bệnh lepto).

- Người ăn thịt, sữa động vật ốm xử lý không tốt (lao, nhiễm độc, nhiễm trùng thức ăn).

- Người nhiễm bệnh thông qua bệnh tự nhiên ở động vật. Đặc điểm của các bệnh này là các tác nhân gây bệnh tồn tại trong thiên nhiên ở các động vật hoang dã (chủ yếu là loài gặm nhấm và chim). Đặc điểm dịch tễ học của các bệnh có ổ tự nhiên là:

+ Bệnh xảy ra theo mùa.

+ Bệnh có tính chất địa phương.

+ Ví dụ các bệnh có ở tự nhiên: bệnh dịch hạch, viêm não Nhật Bản, bệnh dại, viêm não do ve, bệnh sốt xuất huyết do virút.

    Bệnh truyền từ súc vật sang người được lan truyền và được bảo toàn trong thiên nhiên ở những loài động vật máu nóng hoang dại nhất định và xảy ra trong những điều kiện địa lý nhất định.

Hệ thống phòng ngự đặc hiệu

     Hệ thống phòng ngự tự nhiên rất quan trọng, vì nó chống đối tức thì với các vi sinh vật gây bệnh. Nhưng với các vi sinh vật có độc lực cao, cơ thể cần có hệ thống phòng ngự đặc hiệu. Hệ thống này sẽ loại trừ các vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm hơn ra khởi cơ thể, giúp cho cơ thể hồi phục và duy trì miễn dịch.

Hệ thống phòng ngự tự nhiên


     Hệ thống phòng ngự đặc hiệu có được khi cơ thể đã tiếp xúc với một vi sinh vật gây bệnh nào đó (do nhiễm trùng hoặc do dùng vacxin), sau đó có được sự đề kháng với vi sinh vật đó. Vậy sự tiếp xúc của cơ thể với vi sinh vật hay nói đúng hơn là vớicác kháng nguyên của vi sinh vật sẽ dẫn tới có được miễn dịch chống lại vi sinh vật đó. Vì lẽ này mà người ta gọi chúng là miễn dịch thu được hay miễn dịch đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu có 2 loại là miễn dịch dịch thể (kháng thể) và miễn dịch tế hào (lympho T). Chúng ta sẽ lần lượt đề cập tới 2 loại này.

Các cơ chế bảo vệ của kháng thể trong chống nhiễm trùng

     Tất cả các cơ chế của kháng thể trong chống nhiễm trùng đều xuất phát từ chức năng cơ bản của kháng thể là kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên của các vi sinh vật. Sự kết hợp đặc hiệu này sẽ biểu hiện thành các cơ chế chống nhiễm trùng khác nhau:

Ngăn cản sự bám của các vỉ sinh vật vào các niêm mc

     IgA tiết (IgAs) thường gắn trên niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa. Kháng thể này có thể kết hợp đặc hiệu với các kháng nguyên vi sinh vật và ngăn cản vi sinh vật bám vào niêm mạc.

Trung hòa độc lực của virus, Rickettsia, ngoai độc tố và enzym

     Các IgG, IgA và IgM khi kết hợp đặc hiệu với các kháng nguyên trên, đã làm cho các virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzym mất khả năng gây bệnh vì các vi sinh vật này không thể bám vào được vào các tế bào cảm thụ.

Làm tan các vi sinh vật

     IgG và IgM khi kết hợp với kháng nguyên (là các vi sinh vật) đã hoạt hóa bổ thể dẫn tới làm tan các vi khuẩn Gram dương, virus và tiêu diệt các vi khuẩn Gram âm.

Ngưng kết các vỉ sinh vật, kết tủa các sản phẩm hòa tan của các vi sinh vật

     Các IgG, IgA và IgM khi kết hợp vớicác vi sinh vật đã gây nên sự ngưng kết các vi sinh vật này. Các loại kháng thể trên khi kết hợp với các sản phẩm hòa tan của các vi sinh vật cũng gây nên sự kết tủa các sản phẩm này.

Làm tăng sự thực bào do sự opsonin hóa

     Các IgG và IgM khi đã kết hợp với vi sinh vật và sản phẩm của chúng có thể hoạt hóa BT. Phức hợp miễn dịch này làm dễ dàng cho các tế bào thực bào bắt (opsonin hóa) và tiêu hóa các kháng nguyên, sở dĩ có hiện tượng này là do các tế bào thực bào có các phân tử tiếp nhận với Fc của IgG và C3b của BT.

Độc sát tế bào phụ thuộc vào kháng thể (ADCC: antibody-dependent cytotoxic cell)

     Các tế bào null (một dạng tế bào lympho, nhưng không phải lympho B và T) có đặc tính gắn được Fc của IgG trên bề mặt của nó và phần Fab của kháng thể này vẫn có thể kết hợp đặc hiệu với các tế bào đích. Tế bào đích có thể là tế bào ung thư hoặc tế bào bị nhiễm virus với sự xuất hiện kháng nguyên đặc hiệu trên mặt tế bào. Hiện nay, tế bào NK được coi là tế bào null. Sự kết hợp này đã làm tan tế bào đích.

Các cơ chế của miễn dịch tế bào trong chống nhiễm trùng

Các Vai trò của miễn dịch tế bào trong chổng nhiễm trùng

     Kháng thể có vai trò rất quyết định trong chống nhiễm trùng. Với các vi sinh vật ký sinh ngoài tế bào thì kháng thể, BT và các tế bào thực bào đã có thể hoàn toàn làm mất độc lực của vi sinh vật và loại trừ chúng ra khởi cơ thể. Nhưng với các vi sinh vật ký sinh bên trong tế bào (mầm bệnh nội tế bào), kháng thể chỉ có tác dụng ởgiai đoạn vi sinh vật chưa chui vào tế bào. Khi các vi sinh vật đã ở trong tế bào, cơ thể cần có miễn dịch tế bào mối chống lại được chúng. Vì kháng thể không thể chui vào trong tế bào để kết hợp vớicác vi sinh vật. Các mầm bệnh nội tế bào được chia làm 2 loại:

Rickettsia


- Ký sinh nội bào bắt buộc như các virus, Rickettsia, Chlamydia.

- Ký sinh nội bào không bắt buộc (có thể sinh sản được cả trong và ngoài tế bào) như vi khuẩn lao, phong, Brucella, Listeria monocytogenes, Salmonella-, nấm Candida albicans.

Cơ chế đặc hiệu của miễn dịch tế bào trong chống nhiễm trùng: cơ chế này do lympho T (Ly T) quyết định. Có hai loại Ly T tham gia vào miễn dịch tế bào.

- Ly Tc(TCD8, T độc sát tế bào, cytotoxic cell).

- Ly Tc có khả năng tiêu diệt các tế bào đích, khi nó tiếp xúc trực tiếp các tế bào đích. Các tế bào đích có thể là tế bào ung thư hoặc tế bào bị nhiễm virus, với sự xuất hiện của kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt tế bào đích gắn với MHCl. Các tế bào đích phải có cùng kháng nguyên hòa hợp tổ chức lớp 1 (MHCl) vớiLy Tc nhưng không cần có sự có mặt của kháng thể đặc hiệu. Tế bào đích và các virus chứa bên trong nó bị tiêu diệt.

- TCD4(trước đây gọi là TXDHT helper)

      Phản ứng quá mẫn muộn để chống lại các mần bệnh nội tế bào, nhờ tác dụng của các lymphokin do tế bào TCD4sản xuất (IL2, gama interferon…).

     Tóm lại: cơ thể có bị bệnh nhiễm trùng hay không là phụ thuộc vào sự tương quan giữa vi sinh vật gây bệnh và sự đề kháng của cơ thể. Sự đề kháng của cơ thể gồm hai hệ thống đặc hiệu và không đặc hiệu (tự nhiên và thu được). Hai hệ thống này bổ sung, hỗ trợ nhau và không thể tách rời nhau. Nhưng sự đề kháng đặc hiệu đóng vai trò quyết định hơn. Sự đề kháng của cơ thể còn phụ thuộc vào tình trạng sinh lý (chủ yếu là tuổi tác), vào điều kiện sống và làm việc. Một số bệnh, nhất là những bệnh làm suy giảm miễn dịch (bệnh của cơ quan miễn dịch và một số bệnh nhiễm trùng) đã làm tăng sự nhiễm trùng.

Các phản ứng kết tủa của KN – LT được dùng trong vi sinh vật

    Có rất nhiều phản ứng kết hợp KN-KT được dùng trong vi sinh vật, căn cứ vào cách quan sát nhận định kết quả, có thể xếp thành 3 nhóm.

Các phản ứng tạo thành hạt

     Là các phản ứng mà phức hợp KN-KT hình thành dưới dạng những “hạt” có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc nhờ sự trợ giúp của kính lúp.

Phản ứng kết tủa

     Nguyên lý: Phản ứng kết tủa là sự kết hợp giữa KN hoà tan (KN ở tầm phân tử) với KT tương ứng, tạo thành các hạt có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc nhờ sự trợ giúp của kính lúp.

Phản ứng kết tủa


Phản ứng kết tủa trong môi trường lồng

     Khi dung dịch KN và dung dịch KT được trộn với nhau theo một tỷ lệ thích hợp, phức hợp KN-KT sẽ hình thành dưới dạng những hạt kết tủa.

     Lượng tủa hình thành không chỉ phụ thuộc vào số lượng tuyệt đối của KN và KT, mà còn phụ thuộc vào mối tương quan về lượng giữa KN và KT.

     Với một lượng kháng HT (KT) hằng định, nếu cho tăng dần lượng KN thì ban đầu lượng tủa tăng dần, nhưng đến một lúc nào đó lượng tủa không tăng nữa mặc dù lượng KN vẫn tiếp tục tăng. Khi KN quá nhiều, lượng tủa hình thành lại tỷ lệ nghịch với lượng KN.

Phản ứng kết tủa trong gel thạch

     Có nhiều kỹ thuật kết tủa trong gel thạch, dưới đây là một số kỹ thuật thường được sử dụng:

     Kỹ thuật khuếch tán trong ông nghiệm (kỹ thuật Oudin):

     Kỹ thuật khuếch tán đơn: Cho thạch đã hoà đều KT vào đoạn dưới ống nghiệm, rồi cho dung dịch KN lên trên. KN sẽ khuếch tán xuống thạch, càng xuống sâu nồng độ KN càng thấp. Tại vùng KN và KT tương đương sẽ xuất hiện đườngtủa.

     Kỹ thuật khuếch tán kép: Giữa KT và KN có một lớp gel thạch, cả KN và KT đều khuếch tán vào lớp gel thạch này. Tại vùng KN và KT tương đương sẽ xuất hiện đường tủa Kỹ thuật khuếch tán trên phiến kính hoặc đĩa etri:

     Kỹ thuật khuếch tán đơn Mancini): Kháng HT được hoà đều trong gel thạch nóng chảy rồi phủ một lớp mỏng đều lên phiến kính. Sau khi thạch đã đông, tạo các lỗ rồi cho vào các lỗ đó dung dịch của một loại KN nhưng có nồng độ khác nhau. Quanh các lỗ sẽ xuất hiện vòng kết tủa, lỗ nào có nồng độ KN càng cao thì vòng kết tủa càng rộng.

    Nguyên lý: là sự kết hợp giữa KN hữu hình (tế bào hoặc tầm tế bào) với K.T, tạo thành phức hợp KN-KT dưới dạng những hạt ngưng kết có thể được quan sát bằng mắt thường.