Chẩn đoán các bệnh nhiểm trùng
Chẩn đoán trực tiếp
- Xác định tên vi sinh vật bằng kháng huyết thanh mẫu (huyết thanh có loại KT đã biết).
- Phát hiện trực tiếp KN của vi sinh vật có trong bệnh phẩm.
Chẩn đoán gián tiếp:
Dùng KN mẫu (đã biết tên) để phát hiện KT đặc hiệu trong các dịch cơ thể, thường là trong huyết thanh (HT), vì vậy còn được gọi là phản ứng HT học.
Nghiên cứu dịch tễ học của các bệnh nhiễm trùng
- Điều tra tình tình nhiễm một loại vi sinh vật nào đó thông qua việc điều tra KT trong HT của mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên đây chỉ là một trong nhiều nội dung nghiên cứu dịch tễ học.
- Định loại vi sinh vật
Dùng kháng HT mẫu chống lại các nhóm hoặc các týp vi sinh vật để định nhóm, định týp. Phương pháp này cho phép hiểu biết về cấu trúc KN của vi sinh vật, có thể xếp chúng thành các týp HT.Nghiên cứu sự đáp ứng của cơ thể với KN vi sinh vật
Một trong những nghiên cứu thuộc loại này là đánh giá hiệu lực đáp ứng miễn dịch của một vacxin. Đây là việc nhất thiết phải làm trước khi thử nghiệm hiệu lực bảo vệ của vacxin.
Nhận định kết quả và các phản ứng kép gộp KN-KT
Bất kỳ PƯ kết KN-KT nào cũng nhằm mục đích xác định KT hoặc KN, có thể là định tính hoặc định lượng.
Định tính
Kết quả định tính chỉ cho biết trong mẫu xét nghiệm có hay không có KT hoặc KN. Có những trường hợp chỉ cần định tính đã có giá trị chẩn đoán. Đó là các trường hợp xác định những KN hoặc KT mà bình thường không có trong những mẫu xét nghiệm lấy từ người khỏe mạnh. Ngược lại đối vớinhững loại KN hoặc KT có thể tìm thấy cả ởngười bình thường thì chỉ định lượng mới có giá trị chẩn đoán.
Định lượng
Trong mục này chỉ trình bày việc nhận định kết quả định lượng trong chẩn đoán HT (phương pháp chẩn đoán gián tiếp các bệnh nhiễm trùng qua việc xác định KT trong HT).
Hiệu giá KT:
Hiệu giá KT phản ánh nồng độ KT trong HT. Hiệu giá KT là độ pha loãng HT lớn nhất mà PƯ còn dương tính. Trong một số trường hợp, hiệu giá KT còn được tính bằng đơn vị KT có trong một đơn vị thể tích HT.
Sau khi xác định hiệu giá KT, việc đánh giá kết quả phải dựa vào hiệu giá ranh giới (ngưỡng) giữa bình thường và bệnh lý, vì người khỏe bình thưòng vẫn có thể có KT chống lại một số vi sinh vật. Tuy nhiên không phải cứ có hiệugiá KT cao hơn ngưỡng là bệnh lý, và ngược lại cứ thấp hơn là người lành. Hiệu giá KT càng cao hơn ngưỡng thì khả năng mắc bệnh càng lớn, càng thấp hơn ngưỡng thì khả năng mắc bệnh càng ít. Việc xác định hiệu giá KT ởmột thời điểm thường chưa đủ để có kết luận chắc chắn, cần phải tiến hành 2 lần ở2 thời điểm cách nhau từ 7 đến 10 ngày để tìm động lực KT.
Động lực KT
- Là đại lượng đặc trưng cho mức độ thay đổi hiệu giá KT theo thời gian.
- Động lực KT là thương số (không phải là hiệu số) giữa hiệu giá KT lần thứ hai và lần thứ nhất. Khi KT đang tăng thì động lực lớn hơn 1. Khi KT không thay đổi thì động lực bằng 0.
- Khi KT đang giảm thì động lực nhỏ hơn 1. Mặc dù về lý thuyết khi động lực KT lớn hơn 1 là đang có KN kích thích cơ thể hình thành KT, nhưng trên thực tế động lực KT ít nhất phải bằng 4 (tức là tăng 2 bậc khi HT được pha loãng bậc 2) mỗi có giá trị chẩn đoán chắc chắn là bệnh nhân đang mắc bệnh nhiễm trùng. Khi xét nghiệm lần thứ hai nếu hiệu giá KT chỉ tăng hơn lần thứ nhất 1 bậc thì chưa chắc đã phải là KT tăng thực sự hay chỉ do sai số kỹ thuật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét