Quan trọng nhất là formaldehyd. Dung dịch 0,5-5,0% và khí 5 gam/cm3 thường được dùng và có tác dụng tiêu diệt được cả vi khuẩn, nấm và virus; nếu đủ thời gian và ở nhiệt độ cao còn diệt được cả nha bào.
Áp dụng: dung dịch nước để lau chùi sàn nhà và đồ dùng; khí dùng để khử trùng không khí và máy móc lớn.
Formaldehyd kích thích da và viêm mạc, có thể dẫn tới dị ứng và nghi ngờ có thể gây ung thư. Do làm tủa protein nên không dùng để khử trùng chất thải. Để trung hoà formaldehyd, dùng amoniac, Sulfit hoặc histidin.
Các chất oxy hóa (H202, KMn04) và thuốc nhuộm (ví dụ xanh methylen, tím tinh thể): được pha thành dung dịch lỏng dùng làm chất sát khuẩn; có tác dụng ức chế hoặc giết chết (bacteriocid) vi khuẩn.
Acid và bazơ: acid và bazơ có tác dụng diệt khuẩn vì tính điện phân thành H+ và OH mạnh.
Tóm lại, chất sát khuẩn là những chất hóa học khác nhau, phá huỷ vi khuẩn nhanh chậm khác nhau, bằng cách tác động trực tiếp lên toàn bộ cấu trúc tế bào vi khuẩn, thông qua quá trình lý học hay lý hóa làm cho vi khuẩn vỡ ra hay bào tương ngưng tụ lại hoặc enzym bị bất hoạt. Nồng độ chất sát khuẩn được sử dụng rất gần với liều độc cho cơ thể con ngưòi, vì vậy chỉ dùng thuốc sát khuẩn để điều trị tại chỗ.
Các yếu tố ảnh hưởng tác dụng của chất sát khuẩn
Nguồn gốc những sai sót ảnh hưởng đến hiệu quả khử trùng gồm nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là:
- Nồng độ hóa chất
- Thời gian tác dụng
Ngoài ra, cần chú ý tối một số yếu tố khác là:
- Mật độ vi sinh vật tại nơi khử trùng.
- Nhiệt độ (có liên quan tới thời gian tác dụng).
- Môi trường xung quanh có thể cản trở thuốc ngấm tới vi sinh vật hoặc làm bất hoạt thuốc (ví dụ: vi khuẩn lao trong đờm).
- Khả năng đề kháng của vi sinh vật (ví dụ: virus có lớp vỏ lipid sẽ nhậy cảm với chất hoà tan như cồn, phenol hơn là những virus không có vỏ).
Vì vây, để phát huy hiệu quả của các chất sát khuẩn cần sử dụng đúng loại thuốc, đủ nồng độ và thời gian cần thiết tuỳ theo từng loại dụng cụ hoặc vật cần khử trùng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét