- Chức năng quan trọng nhất của vách là duy trì hình dạng vi khuẩn, áp lực thẩm thấu bên trong vi khuẩn thường cao hơn môi trường mà vi khuẩn tồn tại khá nhiều. Chính vách tế bào vi khuẩn đã giữ để màng sinh chất không bị căng phồng ra, rồi tan vỡ.
Trong tự nhiên cũng như trong phòng thí nghiệm, ta có thể gặp những vi khuẩn không có vách tế bào. Chúng được gọi là “L-form” (dạng L). Tên này được Viện Vi sinh vật Lister Luôn Đôn đặt sau khi họ phát hiện ra dạng vi khuẩn này.
Các vi khuẩn “L-form” có thể mất hoàn toàn hay không mất khả năng tổng hợp peptidoglycan. Các vi khuẩn “L-form” Gram âm, nếu như không thể tổng hợp được peptidoglycan nhưng vẫn có thể tổng hợp được các lớp bên ngoài của vách tế bào. Tất cả vi khuẩn “L-form” đểu có khả năng đề kháng với nhóm kháng sinh tác động trên vách (nhóm P-lactam).
Một loài vi khuẩn khác không có vách tế bào, đó là Mycoplasma. Loại vi khuẩn này thường phát triển chậm và cần có huyết thanh (khoảng 20%). Một số Mycoplasma cần có sterol trong môi trường, hình như sterol trong môi trường đã gắn vào màng sinh chất của Mycoplasma và làm cho lớp màng này thêm vững chắc.
Ngoài chức năng duy trì hình dạng của vi khuẩn, vách tế bào còn có một số ý nghĩa khác:
- Vách tế bào quy định tính chất nhuộm Gram.
- Vách vi khuẩn Gram âm chứa đựng nội độc tố, quyết định độc lực và khả năng gây bệnh của các vi khuẩn gây bệnh bằng nội độc tô.
- Vách vi khuẩn quyết định tính chất kháng nguyên thân của vi khuẩn. Đây là loại kháng nguyên quan trọng nhất để xác định và phân loại vi khuẩn.
- Vách tế bào vi khuẩn là nơi tác động của nhóm kháng sinh khá quan trọng (nhóm beta lactam), đồng thời là nơi tác động của lysozym.
- Vách tế bào vi khuẩn cũng là nơi mang các điểm tiếp nhận (receptor) đặc hiệu cho thực khuẩn thể (bacteriophage). Vấn đề này có ý nghĩa trong việc phân loại vi khuẩn, cũng như phage và các nghiên cứu cơ bản khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét