Ưu nhược điểm khi khử trùng bằng Halogen và muối kim loại nặng

Nhóm halogen

    Tác dụng sát khuẩn do phản ứng oxy hóa và halogen hóa các chất hữu cơ. Phản ứng oxy hóa xảy ra nhanh và không quay trở lại được, còn halogen hóa thì chậm hơn và không mạnh bằng; chúng làm cho màng tế bào bị phá huỷ và enzym của vi khuẩn bị bất hoạt. Những phản ứng này cũng xảy ra với nhiều chất hữu cơ khác nhau, do đó sẽ làm giảm hoạt tính sát khuẩn trong những dung dịch có nhiều chất bẩn hữu cơ hay các chất oxy hóa và halogen hóa khác, nhất là amoniac. Halogen có  tác dụng rộng và thời gian tác dụng ngắn.

Nhóm halogen


- Clo: được sử dụng nhiều ở cả dạng khí nguyên chất yà dạng hợp chất hữu cơ hay vô cơ. Clo dùng để thanh khuẩn nước ăn (nồng độ 0,1 – 0,3 mg/1), nước bể bơi (0,5 mg/L). Cl2 + H20 HC1 + HCIO 2HC10 2HC1 + 0(HCIO có hoạt tính giải phóng oxy, nhưng không giết được các vi khuẩn lao và virus đường ruột).

    Chlorua vôi thường được sử dụng nhất để khử trùng chất nôn, chất thải và dụng cụ thô (pha 1/15 vối nước) hoặc rắc hố xí. Chloramin tinh khiết pha loãng 1% có khả năng khử trùng bàn tay trong 5 phút tác dụng; để khử trùng cho dụng cụ phải ngâm 20 phút. Khử trùng đồ vải và tẩy uế, dùng dung dịch 1,5 – 2,5% trong thời gian 2 – 12 giờ. Chloramin thô được dùng để tẩy uế như chlorua vôi.

- Iốt: dung dịch iốt và dung dịch cồn iốt (gồm 7% I, 3% KI, 90% cồn) được sử dụng nhiều để sát trùng da. Hiện nay các sản phẩm phối hợp của iốt với phân tử hữu cơ (iodophor) hoặc với polymer (như polyvinylpyrrolidone) được sử dụng nhiều để sát khuẩn da trước mổ. Các iodophor kích ứng da ít hơn iốt và không giữ màu trên da.

    Nhược điểm của halogen là phản ứng không đặc hiệu xảy ra rất nhanh với nhiều chất hữu cơ khác nhau và khí clo còn có tính độc, có thể có dị ứng với iốt.

Muối kim loại nặng

    Hoạt tính kháng khuẩn theo thứ tự Hg, Ag, Cu, Zn. Các ion kim loại nặng có thể phản ứng với gốc sulfhydryl (-SH) của protein và làm bất hoạt chúng. Chủ yếu có tác dụng chế khuẩn, không diệt được nha bào, virus và khả năng diệt các vi khuẩn kháng acid yếu. Trong y học, các hợp chất hữu cơ của Hg (ví dụ phenol-borat-thuỷ ngân) được dùng để sát trùng vết thương, da và niêm mạc hoặc dùng trong lưu trữ sinh phẩm (vacxin, kháng huyết thanh); hợp chất hữu cơ của thuỷ ngân có tác dụng ức chế vi khuẩn (bacteriostatic) nên hiệu quả điều trị thấp. Nitrat bạc được pha chế làm dung dịch nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh; bạc kết hợp với protein và phá huỷ cấu trúc màng tế hào. Sulfat kẽm hoặc kem/ mỡ oxid kẽm thường được dùng để điều trị bệnh ngoài da do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm .

0 nhận xét:

Đăng nhận xét