Hình thể và kích thước của vi khuẩn

    Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, không có màng nhân (procaryote). Chúng có cấu trúc và hoạt động đơn giản hơn nhiều so với các tế bào có màng nhân (eucaryote). Tuy nhiên, có một vài cơ quan (như vách tế bào) hay chức năng di truyền và sự vận chuyển di truyền phức tạp không kém sinh vật phát triển.

    Mỗi loại vi khuẩn có hình dạng và kích thuớc nhất định. Các hình dạng và kích thuốc này là do vách của tế bào vi khuẩn quyết định. Bằng các phương «pháp nhuộm và soi kính hiển vi, người ta có thể xác định được hình thể và kích thuốc của các vi khuẩn… Để xác định vi khuẩn, hình thể là một tiêu chuẩn rất quan trọng, mặc dù phải kết hợp với các yếu tố khác (tính chất sinh học, kháng nguyên và khả năng gây bệnh). Trong một số trường hợp nhất định dựa vào hình thể vi khuẩn kết hợp với dấu hiệu lâm sàng ngươi ta có thể chẩn đoán xác định bệnh, ví dụ như bệnh lậu cấp tính.

Hình thể và kích thước của vi khuẩn


    Kích thước vi khuẩn được đo bằng micromet (1= 10-3 mm). Kích

    Thước của các loại vi khuẩn khác nhau thì không giống nhau và kích thước của một loại vi khuẩn cũng phụ thuộc vào điều kiện tồn tại của chúng.

Về hình thể, người ta chia vi khuẩn làm 3 loại lớn:

    Các cầu khuẩn (Cocci): là những vi khuẩn có hình cầu, mặt cắt của chúng có thể là những hình tròn, nhưng cũng có thể là hình bầu dục hoặc ngọn nến. Đường kính trung bình khoảng 1 |J.m. cầu khuẩn lại được chia làm nhiều loại như: đơn cầu, song cầu, tứ cầu, tụ cầu và liên cầu.

    Trực khuẩn (Bacillus): là những vi khuẩn hình que, đầu tròn hay vuông, kích thước của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là bề rộng, chiều dài 2 – 5 H.m.

    Các trực khuẩn không gây bệnh thường có kích thước lớn hơn. Một sô” loại trực khuẩn gây bệnh thường gặp như các vi khuẩn lao, thương hàn, lỵ, E. coli…

    Xoắn khuẩn (Spirochaet): là những vi khuẩn có hình sợi lượn sóng và di động, Chiều dài của các vi khuẩn loại này có thể tới 30 ịim. Trong loại này có 3 giống vi khuẩn gây bệnh quan trọng là Treponema (ví dụ, xoăn khuẩn giang mai – Treponema pallidum), Leptospira và Borrelia.

    Ngoài những vi khuẩn có hình dạng điển hình trên còn có những loại vi khuẩn có hình thể trung gian:

    Trung gian giữa cầu khuẩn và trực khuẩn là cầu-trực khuẩn, như vi khuẩn dịch hạch; trung gian giữa trực khuẩn và xoắn khuẩn là phẩy khuẩn mà điển hình là phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae).

    Cách sắp xếp của các loại vi khuẩn cũng khác nhau: đứng từng con, từng chuỗi, từng chùm hoặc hình chữ.v, N… là do các trục phân bào khác nhau của chúng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét