Thuật ngữ virus(còn gọi là siêu vi trùng, siêu vi khuẩn hay siêu vi) trong một thòi gian dài được coi là đồng nghĩa với một tác nhân gây nhiễm trùng nhở hơn vi khuẩn, và chúng không sống được bên ngoài tế bào vật chủ. Với khái niệm như vậy virus lại trùng hợp với một số vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc như Rickettsia, Chlamydia.Ngày nay, virus được định nghĩa trong một giới hạn chặt chẽ về đặc điểm cấu trúc và kiểu sao chép chúng trong tế bào vật chủ.
Virus đầu tiên được công nhận có thể qua được màng lọc vi khuẩn là virus thực vật gây bệnh cho cây thuốc lá được đặt tên là Mosaic virus do Ivanovski tìm được năm 1892 ở Nga. Năm 1898, Loeffler và Frosch đã tìm ra một tác nhân gây bệnh lở mồm long móng trên mèo qua được màng lọc tế bào. Virus bệnh sốt vàng (Yellow fever) được Walter và Reed, người Mỹ, tìm ra năm 1900. Năm 1908, Ellerman và Bang đã tìm được virus gây ung thư máu ở gà, chim (Fowleukos). Bacteriophageđược Twort ở Anh và D’Herelle ở Pháp tìm ra năm 1917. Đây là một bước tiến lớn trong nghiên cứu về virus. Nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo về nuôi cấy tê bào và virus đã cho những hiểu biết toàn diện hơn về virus.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC QUAN TRỌNG
Định nghĩa: virus là một đơn vị sinh học nhở bé (kích thước từ 20 – 300 nm), có khả năng biểu hiện những tính chất cơ bản của sự sống:
- Gây nhiễm cho tế bào.
- Duy trì được nòi giống qua các thế hệ mà vẫn giữ tính ổn định về mọi đặc điểm sinh học của nó trong tê bào cảm thụ thích hợp.
Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt virus với vi khuẩn là
- Virus chỉ chứa một trong hai loại acid nucleic (ADN hoặc ARN).
- Virus sinh sản tăng lên theo cấp số nhân, còn vi khuẩn sinh sản theo kiểu phân đôi.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CƠ BẢN
Virus có cấu trúc rất đơn giản, không có enzym hô hấp và enzym chuyển hóa, vì vậy virus bắt buộc phải ký sinh trong tế bào cảm thụ.
Cấu trúc cơ bản
Cấu trúc cơ bản còn được gọi là cấu trúc chung của virus. Cấu trúc cơ bản bao gồm hai thành phần chính mà mỗi virus đều phải có:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét