Một số kháng nguyên bể mặt có tác dụng chống thực bào

    Kháng nguyên vỏ: vỏ của một số vi khuẩn (như phế cầu, Hemophilus influenzae, liên cầu, dịch hạch…) có tác dụng chống lại sự thực bào bằng cách bão hòa sự opsonin hóa nên đã giúp cho vi khuẩn tồn tại và gây bệnh. Nhưng vỏ của một số vi khuẩn đường ruột như Klebsiella và E. coli đã không có tác dụng này. Vi khuẩn dịch hạch có hai protein bề mặt là V và w đã đóng vai trò gây bệnh quan trọng. Hai kháng nguyên này gần như là vỏ của vi khuẩn.

Kháng nguyên


    Kháng nguyên bề mặt: vi khuẩn thương hàn có kháng nguyên Vi (viết tắt chữ virulence) là yếu tố chống thực bào, giúp cho vi khuẩn thương hàn phát triển bên trong tế bào bạch cầu. Vi khuẩn lao có cấu trúc lớp vách đặc biệt (bao gồm nhiều yếu tố sợi và sáp), tạo nên sự đề kháng cao với thực bào. Do vậy vi khuẩn lao có thể sinh sản trong các tế bào thực bào và gầy bệnh.

    Các phản ứng quá mẫn (hypersensitivity)

    Quá mẫn là những phản ứng miễn dịch có hại cho cơ thể. Trước đây người ta cho rằng miễn dịch chống nhiễm trùng là những phản ứng bảo vệ cơ thể. Nhưng gần đây, người ta khẳng định rằng phản ứng quá mẫn là cơ chế bệnh sinh của một số bệnh nhiễm trùng. Các vi khuẩn đường ruột gây bệnh bằng nội độc tố theo cơ chế Arthus. Virus sốt xuất huyết gây xuất huyết bằng phức hợp miễn dịch… Ngày nay, quá mẫn trong nhiễm trùng được cho là do một số lymphokin (TNF, IL6…) gây nên shock nhiễm trùng, điển hình là shock do nội độc tố.

    Độc lực của virus

    Độc lực của virus là tập hợp của nhiều yếu tố giúp cho vius nhân lên nhanh và gây tổn hại tế bào. Cũng giống như với vi khuẩn, độc lực của virus bao gồm các yếu tốbám, xâm nhập và nhân lên gây huỷ hoại tế bào dẫn đến biểu hiện của các bệnh nhiễm virus. Ngoài ra, virus gây bệnh là do tổn hại tế bào do virus bám và trong quá trình nhân lên của nó, nên độc lực của VR còn bao gồm các yếu tô sau:    *

    Virus bám trên màng tế bào cảm thụ, làm ảnh hưởng đến chức năng của màng này và đã gây ra sự suy thoái chức năng tế bào. Tuy tế bào chưa thoái hóa, nhưng chức năng không còn như cũ. Vấn đề này đã được chứng minh ở các tế bào TCD4 bị nhiễm HIV.

    Virus ngăn cản sự sinh tổng hợp các đại phân tử của tế bào để phục vụ cho sự nhân lên của nó.

    Virus làm thay đổi tính thấm của lysosom tế bào và có thể dẫn tới sự giải phóng các enzym.

    Các tiểu thể của virus trong tế bào đã phá hủy cấu trúc và chức năng tế bào, gây chết tế bào.

    Virus gây ra biến dạng nhiễm sắc thể.

    Virus gây ung bướu, gây ra chuyển dạng tế bào, gây loạn sản tế bào do mất sự kiểm soát kháng nguyên bề mặt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét